Định hướng nghề Marketing từ A-Z cho người mới bắt đầu

Trong thời đại số hóa, Marketing đã trở thành một trong những ngành nghề hot nhất với mức độ ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Từ việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho đến phát triển thị trường – Marketing đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và tạo dựng vị thế cạnh tranh. Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành này, muốn biết học gì, làm gì sau khi ra trường và tương lai sự nghiệp sẽ ra sao, thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn!

1. Ngành Marketing là gì?

Marketing (tiếp thị) là tập hợp các hoạt động nhằm nghiên cứu thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm và triển khai các chiến lược truyền thông nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Không chỉ dừng lại ở việc “quảng cáo”, Marketing còn là cầu nối chiến lược giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và thúc đẩy doanh thu.

2. Ngành Marketing có dễ xin việc không?

Với chuyên môn trong lĩnh vực marketing bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, các cơ quan tổ chức phi lợi nhuận. Với nhu cầu tuyển dụng lớn, ngành Marketing hiện đang nằm trong top đầu những ngành có nhu cầu nhân sự cao nhất tại Việt Nam. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí hấp dẫn như:

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chăm sóc khách hàng (CSKH)
  • Phát triển sản phẩm
  • Quản lý chiến lược thương hiệu
  • Tổ chức sự kiện, Digital Marketing, Content Marketing…

Mức thu nhập phổ biến từ 9 - 15 triệu/tháng. Ở cấp quản lý cao hơn, lương có thể lên đến 30 - 70 triệu/tháng, kèm nhiều đãi ngộ hấp dẫn.

3. Ngành Marketing học những chuyên ngành gì?

Digital Marketing: là một chuyên ngành quan trọng trong Marketing, tập trung vào việc sử dụng các công cụ và chiến lược số để đạt được mục tiêu marketing. Sinh viên sẽ được học về SEO, SEM, Ads, Social Media, Email, và các nền tảng quảng cáo số như Google Ads, Facebook Ads v.v.

Marketing Communication: là chuyên ngành tập trung vào việc truyền đạt thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Chương trình học thường bao gồm các môn như: Quảng cáo, PR, quản lý sự kiện, truyền thông tích hợp.

Brand Management: là chuyên ngành tập trung vào việc xây dựng, duy trì và tăng cường giá trị của một thương hiệu. Chương trình học có thể bao gồm các môn học như: Xây dựng, phát triển, định vị thương hiệu.

Marketing Management: là một chuyên ngành rộng lớn bao gồm quản lý và điều hành các hoạt động marketing của một tổ chức. Chương trình học thường bao gồm các môn như: Quản trị chiến lược, khách hàng, ngân sách.

Thẩm định giá (Pricing Strategy): là một chuyên ngành quan trọng trong Marketing, nơi sinh viên học cách xác định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên yếu tố như chi phí, cạnh tranh, giá trị người tiêu dùng và mục tiêu kinh doanh. Chương trình học thường bao gồm: Xây dựng chiến lược giá hợp lý, cạnh tranh.

Marketing Thương mại: là một chuyên ngành tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ và kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, bán lẻ. Chương trình học thường bao gồm: Quản lý kênh phân phối, khuyến mãi, quan hệ đại lý.

4. Ngành Marketing ra trường làm gì?

Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Vị trí này liên quan đến nghiên cứu, phân tích mong muốn, nhu cầu và tâm lý của khách hàng từ đó có chiến lược sản phẩm phù hợp. Nhiệm vụ chính là thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường, đó có thể là: hành vi người dùng, nhân khẩu học, mức chi tiêu, v.vv..

Chuyên viên phát triển sản phẩm (R&D): Là người trực tiếp lên ý tưởng, giám sát, tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ này được phát triển theo đúng mục tiêu ban đầu đề ra.

Sales & Marketing: Đóng vai trò là người bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời tư vấn cũng như phân tích các chỉ số liên quan đến nguồn chi tiêu, giảm thiểu các chi phí không cần thiết tới mức tối đa nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tổ chức sự kiện: Là người trực tiếp lên ý tưởng, kế hoạch chi tiết, kiểm tra, theo dõi và giám sát các hoạt động từ khi sự kiện bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Chuyên viên thương hiệu: Nhiệm vụ chính của họ là đề ra các mục tiêu, lên kế hoạch marketing phục vụ cho phát triển thương hiệu, xây dựng nội dung liên quan đến truyền thông, phân tích dữ liệu, đề xuất và đưa ra các dự đoán phát triển thương hiệu.

Digital/Content/Online Marketing: là những người tạo ra bài viết có nội dung sáng tạo để thực hiện các hoạt động marketing tới khách hàng. Họ  thực hiện nghiên cứu sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng để tối đa hóa được chất lượng của bài viết. Nhân viên content marketing sẽ phối hợp với bộ phận Seo để đưa ra chiến lược triển khai nội dung trên các kênh khác nhau.

5. Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing

Marketing Intern (Thực tập sinh Marketing): Đây là một cơ hội tốt để hiểu thêm về lĩnh vực này và đồng thời phát triển các kỹ năng cần thiết. Công việc thường bao gồm việc hỗ trợ các dự án marketing, thực hiện nghiên cứu thị trường, và quản lý dữ liệu.

Marketing Executive (Nhân viên Marketing): thực hiện các chiến dịch marketing, quản lý sự kiện, và làm việc với các bên liên quan, tham gia sâu vào triển khai hoạt động Marketing, quản lý dữ liệu.

Marketing Leader (Trưởng phòng Marketing): Với vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý các chiến dịch marketing từ A đến Z, bao gồm việc phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định về chiến lược marketing, và thực hiện các tác vụ liên quan đến marketing số hóa.

Marketing Manager (Quản lý Marketing): chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động marketing của tổ chức. Công việc của bạn bao gồm lập kế hoạch và quản lý ngân sách, dẫn dắt đội ngũ marketing, và đưa ra quyết định chiến lược.

Director of Marketing (Giám đốc tiếp thị): chịu trách nhiệm định hình và thực hiện chiến lược marketing dài hạn cho tổ chức, quản lý và hướng dẫn đội ngũ marketing, và cung cấp hướng dẫn chiến lược cho các nhóm khác trong tổ chức.

Chief Marketing Officer (CMO): là người quyết định chiến lược marketing tổng thể của công ty và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động marketing đều hỗ trợ mục tiêu kinh doanh.

Từ một thực tập sinh, bạn hoàn toàn có thể vươn tới vị trí giám đốc marketing nếu có kỹ năng, định hướng và nỗ lực đúng đắn.

6. Kỹ năng cần có để phát triển trong ngành Marketing

Sáng tạo & tư duy chiến lược: Trong ngành Marketing, sự sáng tạo là không thể thiếu. Một marketer tốt cần có khả năng tưởng tượng ra những chiến dịch, hình ảnh và thông điệp mới lạ, hấp dẫn, và có tác động mạnh mẽ tới khách hàng

Kỹ năng giao tiếp và viết: Bạn sẽ phải thuyết phục người khác về các ý tưởng và sản phẩm của mình, làm việc với các đối tác và nhóm làm việc, và thậm chí giải quyết các vấn đề hoặc tranh chấp. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra những thông điệp hấp dẫn hơn.

Phân tích dữ liệu, sử dụng công cụ số: Ngành Marketing đòi hỏi sự nhạy bén trong việc phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. Điều này bao gồm việc nhận biết và hiểu các xu hướng thị trường, đánh giá hiệu suất của các chiến dịch, và tìm ra cách để cải thiện

Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian: bao gồm các việc xác định ưu tiên, thiết lập hạn chót, quản lý dự án đa nhiệm, và đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn và đạt chất lượng.

Hiểu tâm lý khách hàng, nhạy bén với xu hướng: hiểu biết về tâm lý học có thể giúp bạn nắm bắt được những gì khách hàng muốn và cần. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mọi người nghĩ và hành động, từ đó giúp bạn tạo ra những chiến dịch Marketing hiệu quả hơn.

Biết dùng công cụ: Trong ngành Marketing, bạn thường phải làm việc với nhiều dự án và nhiệm vụ cùng một lúc. Do đó, khả năng làm việc đa nhiệm hiệu quả là một kỹ năng quan trọng, bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ sau trong công việc:Google Analytics, Data Studio, Trello, SEMrush...

7. Xu hướng ngành Marketing 2025

Storytelling – Marketing bằng cảm xúc và câu chuyện: đây chính là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, video, hình ảnh để kể chuyện. Storytelling trong tiếp thị giúp thiết lập một liên kết giữa khách hàng và thương hiệu.

Interactive content – Nội dung tương tác cao: là hình thức tương tác giữa thương hiệu và người dùng, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng đồng thời khuyến khích họ thực hiện các hành động như click, chia sẻ, like, làm quiz, làm khảo sát, xem video tương tác, v.vv..

Short video – Thống trị các nền tảng mạng xã hội: loại video này xuất phát từ Tiktok, sau đó được các nền tảng khác như Instagram, Youtube, Facebook. Video ngắn ngày càng trở nên phổ biến và hấp dẫn với người dùng bởi tiện lợi, dễ chia sẻ, khả năng thu hút người xem nhanh chóng.

Influencer marketing – Hợp tác với người có ảnh hưởng: thường là những chuyên gia, người nổi tiếng trong một lĩnh vực nhất định.

AI trong marketing – Tối ưu chiến lược và sáng tạo nội dung: theo báo của của HubSpot cho thấy 62% Marketers cho biets AI đóng góp quan trọng trong các chiến lược Marketing và 63% tìn rằng hầu hết các nội dung sẽ được tạo ra với sự hỗ trợ của AI

Customer Experience Marketing – Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: hướng thông điệp đến nhóm khách hàng mục tiêu, phân tích dữ liệu khách hàng chia sẻ từ đó đến trải nghiệm riêng biệt cho mỗi khách hàng.

Kết luận

Ngành Marketing không chỉ hấp dẫn bởi mức thu nhập cao mà còn bởi sự năng động, đổi mới không ngừng. Nếu bạn đam mê sáng tạo, yêu thích khám phá hành vi người tiêu dùng và muốn xây dựng thương hiệu từ con số 0, Marketing chính là mảnh đất màu mỡ dành cho bạn.

📌 Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích – biết đâu bạn lại truyền cảm hứng cho ai đó bắt đầu hành trình sự nghiệp Marketing ngay hôm nay!

Kế toán trưởng: vai trò, nhiệm vụ và điều kiện để thành công trong nghề